Mô tả
PHÁT HÀNH TOÀN CẦU:
Chủ trương: TUỆ SỸ
Thực hiện: Thư quán Hương Tích và nhóm cộng tác
Trong tập này: Tuệ Sỹ • Thích Phước An • Thích Đức Thắng • Đinh Quang Mỹ Thích Tâm Nhãn • Hạnh Viên • Pháp Hiền • Lê Văn Kinh Võ Quang Nhân • Nguyên Giác • Hoàng Long • Nguyễn Thị Thanh Xuân • Phan Thị Ngôn Ngữ • Viên Trân • Nguyễn Trường Trung Huy
Mục Lục
Tuệ Sỹ: THIỀN PHẬT GIÁO VÀ THIÊN CHÚA GIÁO
_
Thích Đức Thắng: TỨ ĐẾ
_
Đinh Quang Mỹ: THIỀN TRÚC LÂM VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
_
Thích Phước An: THIỀN SƯ CHÂN NGUYÊN VỚI TÍN NGƯỠNG DI ĐÀ TẠI VIỆT NAM
_
Thích Tâm Nhãn: LỊCH SỬ BỘ PHÁI PHÁP TẠNG VÀ SỰ KẾT TẬP LUẬT TỨ PHẦN
_
NGUYÊN GIÁC: SƯ NHÀ TỐNG SANG HỌC THIỀN NHÀ TRẦN
_
Pháp Hiền cư sĩ: NƯỚC MẮT VÀ TÁNH KHÔNG (tiếp theo)
_
Lama A. Govinda / Dịch việt Hạnh Viên: CƠ SỞ TƯ TƯỞNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG QUA HUYỀN NGHĨA CỦA ĐẠI THẦN CHÚ OṀ MAṆI PADME HŪṀ (tiếp theo)
_
Lê Văn Kinh: ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT TRIỀU LÝ
_
Võ Quang Nhân: NĀLANDĀ: TRUYỀN THỪA, TRUYỀN NHÂN VÀ GIÁO PHÁP
_
Nguyên Giác: ĐỌC ESSENCE OF THE HEART SUTRA CỦA ĐỨC DALAI LAMA ĐỜI THỨ 14
_
Nguyễn Trường Trung Huy: ĐỌC ĐI CHO HẾT MỘT ĐÊM HOANG VU TRÊN MẶT ĐẤT
_
Nguyễn Thị Thanh Xuân: BIỂN TUỆ, VƯỜN TỪ ÁI (Tìm hiểu một số trước tác của Ni sư Thích Trí Hải)
_
Phan thị Ngôn Ngữ / Pháp Hiền – THƠ: KHẮC KHOẢI, VỀ GIÀ LAM, HÀNH HƯƠNG VÔ XỨ
_
Viên Trân: TIẾT TRÙNG DƯƠNG VỚI HOA CÚC & HOA THÙ DU
_
Hoshi Shinichi / Abe Koo / Hoàng Long (dịch từ nguyên tác Nhật ngữ): GIẤC MỘNG CUỘC ĐỜI , CƠN ÁC MỘNG , CÁCH DỖ GIẤC NGỦ
__________________________________________________
TUỆ SỸ: “Bảo thủ truyền thống không chỉ tự làm nghèo di sản của mình, mà còn ngăn chặn bước tiến của nhân loại trong một thế giới cộng đồng với nhiều bản sắc dân tộc phong phú.”
Tỉnh thức để thấy Niết-bàn, hay tỉnh thức để thấy Thượng đế, tùy theo khả năng và trình độ nhận thức về nhân sinh và thế giới mà định hướng cho mục đích. Đã biết chắc mục đích, như khỉ biết chắc sẽ được chuối, thế thì không có thực hành nào, thiền, hay yoga, mà có thể gây nhiễu được đức tin và định hướng của mình, khỏi phải nhọc lòng phân giải, phân biệt.
Trong lịch sử phát triển yoga tại Ấn-độ, cũng có người tu Phật tập thở như yoga của người Shaiva, nhưng với đức tin kiên cố, người ấy không vì vậy mà thành tín đồ Shaiva. Nếu một người tin Phật mà về sau thành tín đồ Shaiva, không phải do bởi tập thở theo yoga, mà do vì đức tin không vững, vì sự hiểu biết về giáo nghĩa nông cạn, không đủ khả năng để tiêu hóa những gì đã được nghe bằng trí tuệ thực chứng.
Thỏ ăn rau; rau tiêu hóa biến thành máu thịt thỏ. Người cũng ăn rau như thỏ, không phải vì vậy mà người thành thỏ. Vậy thì, thiền hay yoga chẳng có khả năng gì để đe dọa đức tin của một người vốn dĩ đã kiên cố. Vấn đề là, đức tin ấy có dựa trên chân lý vững chắc hay chỉ tin suông thiếu cơ sở.
Trong những giao tiếp giữa các truyền thống văn minh, tiếp thu có lựa chọn, và ảnh hưởng hỗ tương, không gây nên những hậu quả tai hại gì cho bản sắc của mỗi dân tộc. Người Trung Hoa tiếp nhận Phật giáo một cách nhiệt tình, trong ý thức rằng đó là tôn giáo ngoại lai, mà xu hướng tư duy và tín ngưỡng có nhiều điểm nghịch với truyền thống đạo đức và xã hội Trung Quốc, nhưng không vì thế mà người Trung Hoa đánh mất bản sắc của mình vì tiếp thu Phật giáo ngoại lai từ Ấn-độ, trái lại, Phật giáo đã góp phần tạo nên một bản sắc Trung Hoa đặc biệt. Bảo thủ truyền thống không chỉ tự làm nghèo di sản của mình, mà còn ngăn chặn bước tiến của nhân loại trong một thế giới cộng đồng với nhiều bản sắc dân tộc phong phú.
(trích tác phẩm THIỀN PHẬT GIÁO VÀ THIÊN CHÚA GIÁO, Tuệ Sỹ, in trong Phật Học Luận Tập 5)