Mô tả
Tựa … Tập sách này nguyên là phần tổng luận cho chương VIII của luận Câu-xá thuyết minh về định (Samāpattinirdeśa), nay tách riêng thành một tác phẩm độc lập, với những bổ sung cần thiết. Sách được phân làm hai phần: Phần I, gồm các chương về nguồn gốc của thiền cùng với những ảnh hưởng hỗ tương của nó từ các hệ tôn giáo khác nhau. Phần II, gồm các chương dẫn và dịch từ các Kinh và Luận nói về các đẳng cấp tu tập, từ căn bản thiền cho đến các đẳng chí. Tuy được biên soạn thành một tác phẩm độc lập, nhưng phạm vi của vấn đề rất rộng, được nghiên cứu với nhiều công trình của các học giả Phật giáo phương Tây và Nhật Bản. Số lượng các tác phẩm liên hệ khá đồ sộ, mà trong khả năng và điều kiện hiện tại, người biên soạn không thể tham khảo hết được. Do đó, mục đích mong muốn của người viết chỉ giới hạn trong một phạm vi hạn chế của vấn đề: Ảnh hưởng hỗ tương trực tiếp hoặc gián tiếp với ba hệ tư duy – Ấn giáo, Hồi giáo và Công giáo Vatican. Những ảnh hưởng hỗ tương này, tự căn để, có thể cho thấy thấp thoáng đâu đó khát vọng của con người, từ buổi đầu của lịch sử cho đến hiện đại.
[Tuệ Sỹ]
Mục lục:
Tựa
Phần I. KHỞI NGUYÊN VÀ ẢNH HƯỞNG
CHƯƠNG I: TƯ DUY – THIỀN
CHƯƠNG II: KHỞI NGUYÊN THIỀN PHẬT GIÁO
CHƯƠNG III: THIỀN & YOGA
CHƯƠNG IV: THIỀN & ISLAM
CHƯƠNG V: THIỀN & THIÊN CHÚA GIÁO
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN
PHẦN HAI: TRÍCH DỊCH KINH & LUẬN
* KINH TRÍCH DỊCH
Kinh Sa-môn quả
* LUẬN TRÍCH DỊCH
Luận I: Pháp uẩn túc luận
Phẩm ix. Niệm trụ
- Kinh văn
- Luận thích
- Thân niệm trụ
- Thọ niệm trụ
III. Tâm niệm trụ
- Pháp niệm trụ
Phẩm xi. Tĩnh lự
- Kinh văn
- Luận thích
- Sơ thiền
- Tĩnh lựthứ hai
III. Tĩnh lự thứ ba
- Tĩnh lựthứ tư
Phẩm xii. Vô lượng
- Kinh văn
- B. Luận thích
- Từ vô lượng
- Bi vô lượng
III. Hỷ vô lượng
- Xả vô lượng
Phẩm xiii. Vô sắc
- A. Kinh văn
- B. Luận thích
- Không vô biên xứ
- Thức vô biên xứ
- Vô sở hữu xứ
- Phi tưởng phi phi tưởng xứ
Luận II: Tập dị môn túc luận
- Tám giải thoát
- II. Tám thắng xứ
III. Phụ chú: Chín đẳng chí
- Mười biến xứ
Tham khảo Sách dẫn/Index