Mô tả

Tiếng Tây Tạng là một trong những ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán Tạng, trong đó có 3 ngôn ngữ chính là tiếng Hán, tiếng Miến và tiếng Tây Tạng. Tiếng Tây Tạng là tiếng nói của khoảng trên 3 triệu người sống ở cao nguyên Tây Tạng, nơi được gọi là nóc nhà của thế giới. Họ là một bộ phận của giống người Hán Tạng, nhưng tách ra và dời đến sống ở cao nguyên này từ bao giờ thì hiện nay vẫn chưa có những giải đáp thỏa đáng. Điều chắc chắn là lịch sử Tây Tạng đã bắt đầu với vị vua nổi tiếng tên Strong Btsan Sgam Po (k.569 – 649 sdl), người đã lập nên vương triều đầu tiên của nước Tây Tạng và đưa Tây Tạng thành một quốc gia độc lập.

Theo nghiên cứu của các nhà ngữ học, tiếng Tây Tạng thường được chia làm 5 giai đoạn trong quá trình phát triển của nó từ cổ xưa cho đến hiện tại (tiếng Tây Tạng tối cổ, tiếng Tây Tạng cổ, tiếng Tây Tạng cổ điển, tiếng Tây Tạng trung đại và tiếng Tây Tạng hiện đại).

Trong cuốn ngữ pháp này, khi nói đến tiếng Tây Tạng tức là nói đến tiếng Tây Tạng cổ điển. Đồng thời, cuốn ngữ pháp này được viết ra cho các học viên theo học các lớp tiếng Phạn do chúng tôi giảng dạy tại Viện đại học Vạn Hạnh và Học viện Phật giáo Việt Nam. Cho nên để các học viên này có dịp so sánh và theo dõi các khác biệt cũng như tương đồng giữa cấu trúc ngữ pháp tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng, chúng tôi chọ bản dịch của ba kinh trên, mà họ đã có dịp học bằng nguyên bản tiếng Phạn. Hơn nữa, các bản dịch các kinh trên cũng là những bản dịch tiêu biểu, đại diện cho tiếng Tây Tạng cổ điển. Vì thế, để tìm hiểu nền văn hóa và văn học Tât Tạng, mà chủ yếu là nền văn hóa – văn học Phật giáo, thì việc đọc 3 bản dịch các kinh trên cũng đáp ứng một phần nào yêu cầu học tập tiếng Tây tạng cổ điển.

Vạn Hạnh

Tết thượng nguyên năm Kỷ Mão 1999

Lê Mạnh Thát

Thông tin bổ sung

Tác giả