Mô tả

Quách Tấn (1910-1992), quê Bình Định. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là “Bàn thành tứ hữu”, nghĩa là bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.

Trong Thi nhân Việt Nam, ông được giới thiệu làm nghề phán sự tòa sứ Nha Trang. Bố ông là người Tây học, mẹ là người Hán học. Ông bắt đầu học chữ Hán, năm 11 tuổi mới học chữ Quốc ngữ, học trường Quy Nhơn, có bằng thành chung.

Quách Tấn tập làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường, ông đã thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dânTiểu thuyết thứ bảy

“Quách Tấn đã tìm được những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm thía. Người đã thoát hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là môn sở trường của nhiều người trong làng thơ cũ”, trích đoạn đánh giá của Hoài Thanh.

Theo vnexpress.net

Tác phẩm

Vườn thơ Hàn luật thiếu người chăm sóc, vắng người thăm viếng, mỗi ngày mỗi thêm tàn tạ tiêu điều. Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ trong vài mươi năm nữa, không còn mấy ai biết thơ Hàn luật là “hà vật”.

Để gìn giữ phấn hương xưa được phần nào hay phần nấy, tôi đã viết được 4 tập thi thoại:

Hương Vườn Cũ: nói về thơ cổ từ đời Trần đến đời Nguyễn.

Trong Vườn Hoa Thơ: giới thiệu những vần thơ kim có ít nhiều giá trị do các bạn bốn phương gởi đến.

Những Bức Thư Thơ: chú trọng về những điển tích thường dùng trong thơ.

Thư gửi các bạn ham làm thơ Đường luật: bàn về phép làm thơ.

Trong tay sẵn còn một ít tài liệu, tôi viết tiếp tập Hứng Phấn Nâng Hương.

Thông tin bổ sung

Trọng lượng0,75 kg
Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Hồng Đức

Hình thức bìa

Bìa mềm