Availability: Còn Sách

Luận Đại Trí Độ (Trí độ Tử Tuệ Sỹ dịch từ bản chữ Hán của Kumārajīva, 1971)

200.000

Sách dày 372 trang khổ 14×20,5cm, in trên giấy Kinmari vàng ngà. Bìa mềm có tay gấp. Có dán tem sách gốc Hương Tích bìa 4.

Mô tả

LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ. Di Cảo 1971 (quyển I-X)

  • Phát hành tại Thư quán, 2/5 Đoàn Thị Điểm, phường 1, Q. Phú Nhuận

NHÂN DUYÊN PHỤC BẢN

 

Sinh thời Hòa thượng, những lúc nhàn đàm với đệ tử có lần ông thoáng nhắc đến bộ luận Đại Trí Độ, Mahāprajñā-pāramita-śāstra: “Hồi ở Huế Ta có dịch được 2 tập, chừng chục quyển, bộ này lớn mà không ở yên được một chỗ để hoàn thành…”

Như một kỷ niệm mơ hồ. Chúng tôi không ai hình dung được cuốn sách như thế nào.

Không ngờ mấy chục năm sau, khi tác giả đã an nghỉ, ‘như có người chỉ’, chúng tôi tình cờ tìm thấy tập sách trong một ngôi nhà nhỏ ở Tây Nguyên. Quyển sách cũ kỹ, bìa vàng úa, nhưng còn ghi đậm dòng chữ: Long Thọ Bồ-tát – Luận Đại Trí Độ – Mahāprajñāpāramitaśāstra – Tuệ Sỹ dịch – Tập I – Long Mãnh tùng thư PL. 2515… Sách đánh máy chữ của thập niên 70 thế kỷ trước, in Roneo.

Hỏi ra nhân duyên câu chuyện tập sách này cũng khá thú vị. Em Phật tử đi mua sách ở một tiệm sách cũ tại Sài Gòn, mua thì ít mà tán chuyện với chủ tiệm thì nhiều, được anh bán sách ưu ái bảo: Ông mua mấy cuốn, tôi tặng cho 1 cuốn, ông lựa đi miễn đừng có lấy mấy cuốn mắc tiền! Em nhìn thấy tập sách mỏng này và dù không biết giá trị sách, đã hỏi xin với lý do: “Em không biết sách này nói gì, mắc hay rẻ, nhưng em xin vì đây là sách ‘Thầy’ em làm…” Thế là tập sách được biếu không đem về Tây Nguyên. Để mấy năm sau nó lại theo chúng tôi trở lại Sài Gòn.

Có tập 1, chúng tôi dò hỏi tìm tập 2. Là hỏi thôi chứ biết đâu mà tìm. Ngay cả anh em chuyên sưu tầm sách cũ có người còn nói “Tụi con chưa từng nghe Ôn có dịch cuốn này”. Nhưng vận may lại đến, không ngờ chúng tôi tìm thấy tập 2 trong tủ sách một ngôi chùa nhỏ ở quận 11. Cũng có nghĩa bộ sách này đã đến tay tăng ni, từng có mặt trên các kệ sách chùa viện.

Mỗi tập sách dày khoảng 170-180 trang, dịch 5 quyển trong bộ Đại luận gồm 100 quyển. Phục bản này chúng tôi nhập hai tập làm một cho tiện với độc giả, sửa lỗi typo và làm thêm phần sách dẫn.

Mở cuốn sách xưa cũ ra, câu đầu tiên đập vào mắt chúng tôi như một tia chớp: “Bản dịch này được ấn hành vì sự kính tín của dịch giả đối với Trí-Tuệ và Công-Hạnh của Bồ-tát Long Thọ

Chúng tôi biết đó cũng là tiếng vọng ngân dài suốt cuộc đời người dịch. Ông đã đi qua chặng đường 60 năm thăng trầm với thanh gươm Trí-độ, và một lòng tin bất hoại như tuyên ngôn của Long Thọ: “Phật pháp như biển cả, có thể vào bằng Tín, có thể vượt qua bằng Trí.“[1]

Khởi đi bằng tác phẩm đầu tay, Đại cương Thiền quán năm 1967, và luận Đại trí độ, tiếp theo là những nghiên cứu biên khảo về Long Thọ trên tập san Tư Tưởng, Triết học Tánh không, Trung luận, Thành duy thức, tư tưởng bất nhị kinh Duy-ma, kinh Kim cang… cuối đời dừng lại ở luận thư A-tì-đạt-ma Câu-xá của Vasubandhu, Thân luận và sáu bộ Túc luận của Nhất thiết hữu, với ước nguyện chưa hoàn thành là dịch xong tạng kinh-luật-luận nguyên thủy (Thanh văn tạng), làm nền tảng cho toàn bộ Đại tạng kinh Việt Nam sau này. Cuối cùng trở về thiền quán với tác phẩm Thiền định Phật giáo – Khởi nguyên và ảnh hưởng. Trọn một vòng đời từ Không đến Có, Có trở về Không

Trên đường vạn lý, ngọn gió hắt hiu của trường kỳ biến dịch khi nóng bức, khi lạnh buốt chân lữ khách. Những cuộc đi chưa-hoàn-thành, hoặc đã hoàn thành cái-chưa-hoàn-thành. Luôn là như vậy, cho đến ngày hoàn thành Phật đạo.

Xin nguyện Chánh pháp trường tồn.

Hạnh viên

Mùa an cư PL. 2568


Mục lục

Nhân duyên phục bản. 5

Thay lời tựa. 11

Chương i 15

Duyên khởi nghĩa thích luận. 15

Chương ii 38

Như vậy, tôi nghe, một thời 38

Chương iii 56

Tổng thuyết như vậy tôi nghe. 56

Chương iv. 74

Bà–già–bà. 74

Chương v. 100

Trú ở thành Vương xá. 100

Chương vi 116

Cùng với chúng Đại tỳ-kheo tăng. 116

Chương vii 139

Tứ chúng. 139

Chương viii 142

Bồ-tát 142

Chương ix. 186

Ma-ha tát-đỏa. 186

Chương x. 193

Bồ–tát công đức. 193

Chương xi 229

Thập dụ. 229

Chương xii 249

Ý vô ngại 249

Chương xiii 260

Phật độ nguyện. 260

Chương xiv. 274

Phóng quang. 274

Chương xiv. 291

Phóng quang (Tiếp theo) 291

Chương xv. 324

Thập phương bồ-tát lai 324

Chỉ Mục Sách Dẫn  367

———————-

[1] 佛法大海信為能入智為能度. Hơn 40 năm sau tác giả đã lặp lại chứng tịnh này trong Thắng Man giảng luận [tr.32, Hương Tích in lần thứ 3, 2018].

Thông tin bổ sung

Tác giả